Ngày nay, máy giặt đã trở nên khác phổ biến trong các gia đình hiện đại. So với nhiều đồ gia dụng khác trong nha, máy giặt sử dụng tương đối đơn giản hơn, đơn giản đến mức, nhiều bà nội trợ chỉ việc ôm một đống đồ, nhét vào máy và bấm một nút như lời quảng cáo của nhiều hãng, thế là xong. Tuy nhiên, dù đơn giản như vậy, nhưng sử dụng máy vẫn cần phải tuân theo một số nguyên tắc, nếu bạn không muốn gặp phải những sự cố đáng tiếc.
- Bản mã lỗi máy giặt Sanyo
- Nguyên nhân máy giặt Toshiba không vắt
- Nguy cơ vô sinh khi ngồi máy lạnh nhiều
> Lắp đặt máy giặt đúng kỹ thuật
Lắp đặt máy đúng kỹ thuật:
Việc lắp đặt máy thường do những kỹ thuật viên có chuyên môn thực hiện, nhưng những điều lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn kiểm tra lại tình trạng sử dụng máy của gia đình mình, hoặc cũng có thể là những gợi ý để bạn thiết kế một chỗ đặt máy hợp lý khi xây nhà mới:
Không nên lắp đặt máy trong phòng tắm hoặc những nơi ẩm thấp, nơi bị hắt mưa hay có ánh nắng mặt trời soi trực tiếp. Vị trí đặt máy không thích hợp sẽ làm giảm tuổi thọ của máy, gây ra những trục trặc, máy hoạt động sai lệch hay thậm chí bạn có thể bị điện giật. Bạn cũng không nên để máy trong bếp vì các chất dầu mỡ, mặn bám vào vỏ máy sẽ làm gỉ vỏ máy.
Nơi lắp đặt máy giặt phải bằng phẳng, vững chắc. Phải đảm bảo máy được đặt cân bằng, nếu không, khi máy chạy có thể gây ra tiếng ồn, độ rung bất thường và những vấn đề khác. Chỉnh cho máy được cân bằng, bằng cách vặn các chân linh động của máy hoặc các chân đế, không dùng bìa giấy, gỗ… để cố chỉnh những vị trí không thăng bằng trên sàn. Chú ý không để máy chạm vào tường hay các đồ vật khác.
Đường dây cấp điện, đường cấp nước, thải nước nên để càng gần nơi đặt máy càng tốt. Trước ổ cắm điện vào máy, bạn có thể lắp một công tắc tự động (CB) nếu có chức năng chống điện giật càng tốt, mỗi khi giặt hay giặt xong chỉ cần bật tắt công tắc là xong, vừa tiện lợi, vừa an toàn vì bạn không phải cầm vào dây cắm điện. Để tránh bị điện giật, cần nối dây nối đất cho máy đúng kỹ thuật. Rút phích cắm điện khi không sử dụng máy để các vi mạch điều khiển không bị hư hỏng do phải ngâm điện trong một thời gian dài.
Các loại máy cửa ngang thường có công suất tiêu thụ điện cao (lên đến trên 2kW/h, do có tính năng đun nóng nước giặt, sấy quần áo sau khi giặt). Vì vậy, phải kiểm tra để đảm bảo đường điện trong nhà có thể chịu được tải lớn nhất của máy, đồng thời chịu tải mọi thiết bị khác đang sử dụng.
Các máy thường có lưới chống chuột, nhưng bạn cần chú ý chống chuột chui vào máy qua đường ống xả nước. Sau khi hoàn thành chương trình giặt, nên treo ống xả lên để tránh chuột chui vào cắn phá dây điện và các thiết bị bên trong máy.
Sử dụng máy giặt hiệu quả:
Máy giặt thường được sử dụng nhiều và khá hao điện, thông thường máy giặt có công suất trên 220W, thời gian sử dụng càng dài, điện càng tốn nhiều. Vì thế muốn sử dụng máy giặt đạt hiệu quả cần phải căn cứ vào số lượng quần áo để xác định thời gian sử dụng máy.
Thông thường, sợi tổng hợp nên giặt trong 8 – 10 phút; hàng dệt bông, gai nên giặt trong 10 – 12 phút; nếu là loại quá bẩn thì nên giặt trong 15 – 20 phút. Sau khi đã vò giặt, thời gian xả, vắt chỉ cần 6 – 8 phút/ lần là được.
Khi giặt các loại quần áo có đính kim tuyến, đồ lót, nylon và sợi tổng hợp mỏng, nên sử dụng lưới giặt nylon để bảo vệ, lưới này có bán trên thị trường. Với đồ giặt bằng len, hoặc có xơ vải, cần lộn mặt trái ra ngoài.
Quần áo bẩn nên đem ngâm trước. Nếu bùn đất bám quá nhiều, phải ngâm ít nhất là 20 phút để làm vợi bớt bẩn bám trên quần áo, sau đó mới cho vào máy để giặt. Làm như thế sẽ tiết kiệm được cả bột giặt, nước và điện.
Về tỷ lệ trọng lượng của nước giặt và quần áo đem giặt là 20:1 (VD: 1kg quần áo = 20kg nước), cũng có thể dùng nhiều nước lên một chút lúc xả quần áo trong máy. Một số máy giặt có chức năng tự động điều chỉnh lượng nước, tuy nhiên nếu cần thiết có thể tự chọn lượng nước thích hợp khi giặt.
Với máy giặt, nên dùng loại bột giặt dành cho máy giặt, ít bọt. Năng lực tẩy sạch của bột giặt không có liên quan gì tới số lượng nhiều ít của bọt. Loại bột giặt chất lượng cao, ít bọt nhưng năng lực tẩy sạch rất mạnh, khi xả lại tiện hơn, so với dùng bột giặt nhiều bọt tiết kiệm được 1 – 2 lần nước.
Tùy theo loại quần áo mà chọn chế độ giặt thích hợp. Các loại vải cao cấp như tơ lụa nên chọn chế độ giặt nhẹ; quần áo bình thường chọn chế độ vừa, chỉ có quần áo dày như Jean, kaki… mới dùng chế độ giặt mạnh. Muốn tiết kiệm điện, nước rút ngắn thời gian giặt và quần áo được giặt sạch, sau lần giặt đầu tiên nên lấy ra vắt cho hết nước bẩn đi rồi hãy giặt tiếp (vì ở các chế độ xả máy không tự vắt được, điều này làm các chất bẩn khó thoát ra hết bên ngoài)