- Máy giặt lồng ngang hay lồng đứng tốt hơn?
- Máy sấy Electrolux thông minh vượt trội
- Máy giặt chạy mãi không ngừng phải làm sao?
Máy giặt giúp tiết kiệm công sức và thời gian cho người nội trợ. Nhưng bạn có biết rằng nếu như bạn không sử dụng đúng cách thì sẽ biến máy giặt thành môi trường sống lý tưởng cho các vi khuẩn, vi trùng . Khi đó thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gia đình. Dịch vụ Fix chuyên sửa máy giặt tại nhà xin liệt kê một số cách sử dụng sai để người dùng biết cách khắc phục.
Thói quen này thường phổ biến ở cánh mày râu hơn cả. Với lý do “tiết kiệm năng lượng”, các bạn đã nghĩ ra cách này nhằm tiết kiệm điện, bột giặt và cả… công sức. Tuy thế, việc để đồ dơ tồn động như thế này lại mang đến rắc rối cả về sức khỏe lẫn tiền bạc đấy nhé! Các vi khuẩn gây mùi được ủ trong “núi” đồ dơ sẽ dược dịp sinh sôi do môi trường ẩm ướt và mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Không những thế, các chất bẩn bám trên quần áo khi để lâu ngày sẽ làm mục các sợi vải, quần áo sẽ mau chóng bạc màu.
Một vài điểm lưu ý:
- Thói quen ngâm quần áo quá lâu không chỉ có mùi khó chịu. Mà còn là môi trường sinh sống của nầm mốc, vi khuẩn,… Bên cạnh đó các loại chất tẩy, làm trắng đều có chứa các hóa chất tổng hợp rất nguy hiểm cho da. Chúng thường có hóa chất benzyl, polyetylen hay sodium hypochlorite… Mức độ hại nhiều hay ít tùy theo hàm lượng, nồng độ của hóa chất ấy trong dung dịch. Hàm lượng, nồng độ càng cao càng nguy hiểm.
- Xuất hiện những màu lạ trên quần áo trắng. Khi máy giặt không được thường xuyên vệ sinh, môi trường ẩm thấp thì càng làm vi khuẩn “khoái” sinh sống. Khi giặt quần áo trắng mà bạn thấy có những vệt lạ, màu lạ thì đây chính là lúc bạn phải nhanh chóng vệ sinh máy giặt.
- Để quần áo lâu ngày mới giặt. Bạn đừng tưởng như vậy là tiết kiệm điện, nước hay bột giặt nhé. Đây là suy nghĩ sai lầm nghiêm trọng mà bạn còn phải “trả giá” bằng sức khỏe của mình và người thân. Các vi khuẩn gây mùi sinh sống và sẽ nhanh chóng làm quần áo nhanh mục vải, bạc màu và các bệnh ngoài da.
- Quần áo không được “tắm” nắng: Khi quần áo không được phơi khô bởi ánh nắng thì thường dễ bị ẩm ướt, không tiêu diệt được các vi khuẩn còn xót lại. Sẽ làm tăng nguy cơ bị mắc chứng bệnh lây nhiễm, bệnh ngoài da.
- Giặt nội y, đồ trong bằng máy giặt: Hiện nay, có các gia đình sử dụng túi giặt nhưng vật dụng này chỉ bảo vệ đồ không bị giãn, méo mó và biến dạng. Không làm sạch hoàn toàn các vệt bần và vi khuẩn. Như vậy, sẽ khiến đồ lót trở thành vật gây bệnh cho những phần nhạy cảm của cơ thể. Đặc biệt, trên đồ lót có nhiều dịch cơ thể, nếu không giặt ngay, nấm mốc sẽ sinh sôi, dễ gây bệnh phụ khoa cho người mặc. Bạn nên giặt bằng tay, nhiệt độ 30 – 40C, giặt riêng từng người.
- Khi bạn đi mưa về quần áo bị ướt, thay vì giặt liền thì bạn lại “thảy” vào trong máy giặt để đó sang mấy ngày sau mới giặt. Thì vô tình bạn làm cho nấm mốc, vi khuẩn “trú ẩn”. Các sợi vải sẽ bị mục, với làn da nhạy cảm thì sẽ gây ngứa, lang ben, các bệnh ngoài da.
Lưu ý: Nếu trong gia đình có người bị các bệnh về da, phụ khoa, các bệnh viêm nhiễm thì không nên giặt chung, mà hãy giặt bằng tay. Phân loại quần áo trẻ em và người lớn. Vì làn da trẻ em rất nhạy cảm dễ bị kịch ứng.