Khi sử dụng máy giặt Electrolux thì trong quá trình sử dụng máy giặt sẽ gặp những hư hỏng mà bạn không lường trước được, không phải bất kì hư hỏng nào bạn cũng cần phải gọi thợ sửa máy giặt đến để khắc phục bạn có thể tự khắc phục khi có sự hướng dẫn hoặc tài liệu tham khảo từ các chuyên gia để tiết kiệm thời gian và chi phí sửa chữa. Để biết được các lỗi thường gặp ở máy giặt Electrolux bạn có thể tự sửa tại nhà được thì mời bạn xem qua bài viết dưới đây nhé!
- Những lỗi cơ bản khi sử dụng máy giặt ai cũng mắc phải
- Sửa máy giặt quận Bình Thạnh
- Máy giặt Electrolux không quay sửa như thế nào?
HOTLINE: 028.2217.5555 – 09.06.92.0505
Máy giặt Electrolux có tiếng kêu lạch cạch
Cách xử lý: Kiểm tra kỹ quần áo trước khi cho vào trong máy để tránh bỏ quên đồ vật trong túi áo quần.
Nếu sau 2 – 3 lần giặt vẫn còn kêu, Mẹ hãy liện hệ trung tâm bảo hành để được giũp đỡ.
Máy giặt bị rò rỉ điện
Có đến 98% máy giặt cửa ngang bị mát điện, chính vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên:
Cách xử lý: Nối dây mát cho máy và đảo lại vị trí dây nguồn.
Máy giặt không hoạt động
Đôi khi chiếc máy giặt Electrolux có thể không khởi động, thường là do vấn đề nguồn cấp điện. Bạn hãy kiểm tra dây điện có được cắm vào ổ không. Nếu dây điện ổn mà máy giặt vẫn không khởi động, bộ ngắt mạch có thể bị hỏng hoặc cầu chì bị đứt.
Khi máy giặt có nguồn điện cung cấp mà vẫn không hoạt động thì có thể do vòi nước không bật hoặc mở.
Ngoài ra, máy giặt sẽ không khởi động nếu mô tơ bị quá nóng do mô tơ được thiết kế để tự động ngừng hoạt động khi nó quá nóng. Sau khi chờ mô tơ mát dần, mất khoảng 30 phút, một số model máy giặt Electrolux sẽ tự động khởi động.
Cuối cùng, hãy kiểm tra cửa máy giặt có đóng đúng không bởi vì máy giặt sẽ không khởi động nếu đóng cửa không phù hợp.
Máy giặt không tự động tắt nguồn khi kết thúc quá trình giặt
Cách xử lý: Có thể công tắc nguồn của máy đã bị kẹt hãy liện hệ trung tâm bảo hành và sửa chữa để được giúp đỡ.
Máy giặt không vắt
Máy giặt Electrolux vắt sau chu trình xả để vắt sạch nước dư thừa khỏi quần áo giặt. Nếu máy giặt không vắt thì có lẽ do mẻ giặt quá nhỏ hoặc do bạn bỏ đồ vào thùng giặt không cân bằng.
Cách khắc phục là bạn hãy bỏ thêm một số đồ cần giặt phân bố lại đồ giặt bằng tay cho cân bằng và chọn chương trình vắt.
Trường hợp bạn bỏ đồ không cân bằng, máy sẽ tự sắp xếp lại bằng cách quay ngược thùng vài ba lần cho đến khi sự mất cân bằng mất đi và máy có thể vắt bình thường. Nếu sau 10 phút, đồ giặt vẫn không được phân bố đều trong thùng, máy sẽ không vắt. Trong trường hợp đó, bạn hãy phân bố lại đồ giặt bằng tay cho cân bằng và chọn chương trình vắt.
Máy giặt rung và ồn
Do đặt máy không cân (hoặc thêm chân đế và đặt không cân máy). Ngoài ra còn các nguyên nhân như động cơ có tuổi thọ cũ hoặc các máy đời cũ không được trang bị bộ giảm rung hoặc kém hiệu quả, đối trọng cân bằng, động cơ ba pha biến tần.
Một thủ phạm khác gây rung lắc mạnh và gây ồn trong khi vắt hay sấy là do bạn bỏ quá ít quần áo vào lồng giặt. Khi cho quá ít quần áo sẽ dễ xảy ra hiện tượng quần áo bị dồn về một phía của lồng giặt làm cho lồng giặt mất cân đối gây ra rung lắc mạnh bất thường.
Cách khắc phục hiện tượng này trước hết là bạn hãy chọn một vị trí đặt máy giặt phù hợp: đặt máy cố định trên bề mặt phẳng (không nhất thiết phải có chân đế nếu sàn nhà phẳng), bề mặt sàn cần phải khô ráo tránh vỏ máy và các chi tiết bị rỉ sét.
Ngoài ra cũng nên đặt máy ở nơi khô thoáng, mặt lưng và hai bên cách tường ít nhất 10cm, tránh gián, chuột làm tổ, cắn dây điện. Chú ý không đặt máy giặt gần nơi nấu nướng vì hơi dầu mỡ dễ làm máy giặt bị rỉ sét đồng thời đảm bảo đường ống nước vào và ra thuận lợi trong việc lắp đặt hay kiểm tra sửa chữa khi cần.
Khi giặt cần chú ý cân đối lượng quần áo mỗi mẻ giặt không quá nhiều và không quá ít (thông thường khi bỏ quần áo khô vào chiếm khoảng 4/5 chiều cao lồng giặt là hợp lý).
Đèn bảng điều khiển không sáng hoặc nháy liên tục
Đèn bảng điều khiển không sáng thường là do không có điện cấp nguồn (dây bị chuột cắn, lỏng phích cắm…). Hiện tượng đèn nháy liên tục và không giặt được thường là do máy bị quá tải, đường điện có vấn đề hoặc các lỗi khác (Bảng điều khiển hiện chữ E10 chỉ báo trục trặc về nguồn cung cấp nước; E20: trục trặc về thải nước; E40: cửa mở).
Với trường hợp đèn bảng điều khiển không sáng bạn nên kiểm tra lại tiếp xúc của ổ cắm điện, dây dẫn điện xem có bị đứt không? Nếu đã kiểm tra không phát hiện dây bị đứt thì bạn nên báo kỹ thuật viên kiểm tra sửa chữa. Trong trường hợp đèn bảng điều khiển nháy liên tục và máy không chạy do bạn chất quá nhiều đồ vào trong máy giặt, đường điện bị sụt áp và các nguyên nhân khác. Bạn thử bỏ bớt quần áo, kiểm tra lại đường điện, tắt đi bật lại máy trước khi gọi thợ sửa.
Máy giặt không mở được cửa
Nguyên nhân do chương trình giặt còn đang chạy. Nhiều cửa hàng sửa chữa máy giặt ở Hà Nội cho biết họ thường đến thay khóa cửa máy giặt cửa ngang Electrolux bị vỡ mà nguyên nhân do người giúp việc đóng, mở cửa quá mạnh hoặc cố tình kéo mở cửa khi chương trình giặt chưa kết thúc hoặc khóa cửa chưa được tháo ra. Do vậy, cách khắc phục trường hợp này đơn giản là chờ khi kết thúc chu trình giặt hoặc chờ vài phút cho đến khi khóa cửa được nhả ra.
Một nguyên nhân khác khiến cửa máy không mở được là do có nước trong thùng máy. Bạn hãy chọn chương trình tháo nước hoặc vắt để tháo nước ra.